Các vai trò trong Scrum

29 Tháng Năm, 2022
Posted in News
29 Tháng Năm, 2022 Linh Nguyen Phuong

Các vai trò trong Scrum

Scrum là một phương pháp linh hoạt, yêu cầu tình kỷ luật rất cao ở tất cả các vai trò và hoạt động trong suốt quá trình sản xuất. Nhóm và các thành viên hoạt động tự do trong khuôn khổ của các nguyên tắc và các quy tắc đã được thống nhất.

I. Nhóm Scrum là gì?

Cá nhân và sự tương tác qua lại giữa các cá nhân trong nhóm Scrum được đặt lên hàng đầu. Nhóm Scrum gồm 3 vai trò là Product Owner, Development Team và Scrum Master.

Nhóm Scrum có hai đặc điểm quan trọng là tự tổ chức và liên chức năng, cụ thể:

  • Tự tổ chức: Nhóm cùng ra quyết định, cùng tổ chức công việc thông qua bàn bạc, phân công ngang hàng hướng đến mục tiêu chung.
  • Liên chức năng: Nhiều cá nhân với các chuyên môn khác nhau đủ năng lực được kết hợp lại cùng làm việc hướng tới một mục tiêu chung.

II. Scrum Master

Scrum Master là một vai trò then chốt trong nhóm Scrum có trách nhiệm đảm bảo Scrum được vận hành đúng, tuân thủ nguyên tắc, các kỹ thuật và quy tắc Scrum nhằm hướng đến kết quả tốt nhất.

Nguồn: Freepik

Scrum Master là một người duy nhất. Scrum Master không trực tiếp tham gia vào công việc làm ra sản phẩm, nhưng là kết dính để các bên phối hợp với nhau tạo ra sản phẩm tốt. Scrum  Master không phải là quản lý của Nhóm mà là một lãnh đạo theo phong cách phục vụ. Với vai trò là lãnh đạo phục vụ, Scrum Master cung cấp các dịch vị cho Product Owner, Nhóm Phát triển và tổ chức.

III. Product Owner

Product Owner có vai trò chịu trách nhiệm định hướng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của Product Owner là tối ưu hoá giá trị của sản phẩm thông qua việc tận dụng tốt nhất khả năng sản xuất của Development Team. Có thể Product Owner chưa cần biết ngay từ đầu thật cụ thể là sẽ làm những gì, nhưng có hiểu biết sâu sắc tại sao lại xây dựng sản phẩm này.

Nguồn: Freepik

Product Owner là người đại diện duy nhất và chịu trách nhiệm về sản phẩm đang xây dựng. Cụ thể, Product Owner là người duy nhất chịu trách nhiệm quản lý Product Backlog – nơi lưu trữ các hạng mục cần phát triển của sản phẩm và tích cực tham gia vào các cuộc họp của nhóm để cung cấp các thông tin cần thiết, chủ động quản lý một Kế hoạch Phát hành cho sản phẩm.

IV. Development Team

Development Team là đội ngũ trực tiếp làm ra sản phẩm, bao gồm các chuyên gia có nhiệm vụ chuyển giao phần tăng trưởng có thể chuyển giao được ở cuối mỗi Sprint.

Nguồn: Freepik

Development Team vận hành tốt nhất với số lượng thành viên vừa phải, quy định của Scrum là từ 3 đến 9 người. Development Team trong Scrum cũng là một nhóm tự tổ chức liên chức năng. Team được trao quyền để tự định hướng và đưa ra các quyết định liên quan đến công việc sản xuất. Tự tổ chức cũng có nghĩa là nhóm có toàn quyền lựa chọn công cụ, kỹ thuật và cách thức để hoàn thành công việc. Trong quá trình sản xuất, họ tự tiến hành ước lượng, phân bổ, theo dõi, điều tiết công việc theo hình thức tập thể.