This is our awesome blog

The daily Post.

READ OUR BLOG

Secomus joined 2022 Shopify Unite in Melbourne

On October 25, Secomus representatives were present in Melbourne, Australia to attend Shopify Unite’s Pre-event program. This is an unofficial activity ahead of the official Shopify Unite event on October 26-27. The event started with an introduction and familiarization among the attending Shopify Partners. Exchanging and Q&A activities are also organized to help the parties understand each other better. The pre-event has created an opportunity for Partners to meet before the main event (Shopify Unite) takes place.

At the pre-event, Secomus representative, Ms. Lucy Nguyen participated in a panel discussion, sharing with other Shopify Partners about issues related to customer support and recent changes in Shopify app store.


On October 26, Secomus representatives attended the first day of Shopify Unite in Melbourne. On the first day, there were a lot of activities such as Talkshow, Workshop, Networking,.etc. These activities have given the attending Shopify Partners a lot of useful information about technologies and development trends as well as future directions. 
The first day of the event featured three Shopify speakers, including Dion Almaer (VP Engineering, DX, Shopify), Tracy Kaur (Senior Launch Engineering, Shopify) and Scott Dixon (Developer Advocate, Shopify). 

On the second day of the Shopify Unite event (October 27), Shopify Partners had the opportunity to share and discuss more deeply about their products and business models. Along with that, the event continues to organize workshops to introduce and demonstrate new knowledge and tools. The second day of the event was an opportunity for the parties to exchange and learn about their future partners in more detail.At the end of the second day, Mr. Dion Almaer (VP Engineering, DX, Shopify) also had a talk show with all participating Shopify Partners, closing the Shopify Unite 2022 event.



Secomus Co-hosts Vietnam Shopify Meetup 2022

 

 

Vietnam Shopify Meetup 2022 is an annual event meant for Shopify app developers to meet up and share knowledge. With “Partnership” chosen as this year’s main theme, the event creates a forum where tech experts can cooperate and grow together.

 

Secomus, along with PageFly and Boost Commerce, is honored to host the Vietnam Shopify Meetup 2022 . Before the event, an Office Tour took place at the hosts offices so that all parties could better understand each other’s business and work culture.

 

On September 8, Secomus members participated in the Meetup where Lucy Nguyen, our CMO delivered a speech on methods of Co-marketing activities effectiveness measurement. The Meetup also welcomed Mr. Wilson Ho, Shopify’s Technical Integration Partnerships, along with other partners from Dotdigital, Roartheme, Wiser, Jumpstart, Boost, PageFly,…

Secomus event: 2022 Team-building

On August 20 and August 21, 2022, Secomus Union organized the team-building event for all company employees. Taking place in Ba Vi, the event brought all the participants extremely unforgettable memories.

On the first day, Secomus members participated in games with great excitement. Not only helping members to relax, these activities also created precious moments for all members to bond.

In the evening, all members joined together in a cozy dinner. Mr. Tong Manh Long – president of the Union – also had a few words to thank and wish everybody a happy and memorable time.

On the second day of the team-building event, members were free to participate in other activities at the resort. Many fun activities were organized such as playing board games, billiards, swimming, etc.

Usability Testing – Kiểm tra khả dụng là gì?

1. Usability Testing là gì?

  • Usability Testing là kỹ thuật được sử dụng nhằm đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ về mặt thiết kế tương tác (mức độ dễ sử dụng, thời gian công việc và nhận thức). Usability Testing cho thấy được thực tế cách người dùng thực sự sử dụng sản phẩm, tính trực quan trong thiết kế sản phẩm và đặc biệt, thử nghiệm này được thực hiện với những người dùng mới – chưa từng tiếp xúc với sản phẩm trước đó.

Ví dụ: 1 merchant sở hữu cửa hàng online trên Shopify và muốn tăng doanh thu bán hàng, người này tìm đến 1 app về Affiliate Marketing. Sau khi cài app Affiliate Marketing by Secomapp, người dùng trải nghiệm Quick Start và bắt đầu đưa ra những cảm nghĩ thật trong quá trình trải nghiệm, người tham gia hỏi sẽ quan sát hành vi và lắng nghe ý kiến và cảm xúc của người dùng trong từng điểm chạm trải nghiệm.

 

Mục đích:

  • Nhận ra bất kỳ vấn đề khả năng sử dụng.
  • Thu thập dữ liệu định tính, định lượng.
  • Thiết lập sự hoàn thành của người tham gia với sản phẩm.

Các phương pháp Usability Testing:

  • Usability Testing trong phòng thí nghiệm.
  • Usability Testing từ xa.

2. Ưu điểm và nhược điểm của Usability Testing

Ưu điểm:

  • Kiểm tra khả dụng tìm thấy các vấn đề, lỗi của sản phẩm mà khó có thể tìm thấy trong quá trình phát triển sản phẩm.
  • Sử dụng tài nguyên chính xác, kiểm tra khả dụng có thể hỗ trợ khắc phục mọi sự cố mà người dùng gặp phải trước khi phát hành sản phẩm.
  • Usability Testing có thể được sửa đổi theo yêu cầu để hỗ trợ các loại kiểm thử khác như Function Test, Unit Test, Smoke Test,…
  • Sản phẩm sẽ được người dùng cuối hoặc khách hàng chấp nhận nhiều hơn.

Nhược điểm:

  • Lập kế hoạch và thu thập dữ liệu cần nhiều thời gian.
  • Việc tìm ra nguyên nhân phát sinh vấn đề về khả dụng khó.
  • Kết quả của Usability Testing mang tính trải nghiệm, sở thích cá nhân, chưa thể là đại diện cho tốt cả người dùng bên ngoài.

3. Quy trình Usability Testing

Quy trình Usability Testing

Product Owner là gì? Product Owner làm gì?

Product Owner là gì?

Product Owner là người có hiểu biết về tầm nhìn của sản phẩm và những yêu cầu để thực hiện hoá tầm nhìn đó.

Product Owner là người đại diện duy nhất và chịu trách nhiệm về sản phẩm đang xây dựng.

Product Owner là người có quyền và chịu trách nhiệm khi quyết định huỷ Sprint (dừng Sprint bất thường).

Nguồn: Freepik

Product Owner làm gì?

  1. Tìm hiểu và phân tích kỹ về sản phẩm dự định phát triển, lên danh sách các tính năng mong muốn bằng liệt kê chúng trong một Product Backlog. (Product Backlog là danh sách các hạng mục mà Development Team dựa vào để làm việc và chuyển thành tính năng của sản phẩm thật. Danh sách này không phải là cố định mà được điều chỉnh trong suốt quá trình phát triển sản phẩm sao cho phù hợp nhất.).
  2. Đánh giá giá trị và sắp xếp các hạng mục trong Product Backlog. Hạng mục nào có giá trị hơn sẽ được đưa lên để đưa vào sản xuất sớm nhất.
  3. Tối ưu hoá lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) bằng cách sử dụng tốt nhất khả năng sản xuất của Development Team và nói “không” với các hạng mục không cần thiết.
  4. Đảm bảo tính minh bạch của Product Backlog.
  5. Sẵn sàng giải thích cho Development Team hiểu rõ các hạng mục của Product Backlog.
  6. Theo dõi tiến độ phát triển sản phẩm, đảm bảo minh bạch và có thể giải trình với các bên liên quan khi có yêu cầu bằng cách sử dụng biểu đồ Burndown hay các công cụ khác.

Ví dụ công việc một ngày của Product Owner

  1. Tham gia nghe buổi Scrum hằng ngày.
  2. Tham gia giải quyết một khó khăn của Development Team liên quan tới sản phẩm.
  3. Giải đáp thắc mắc cho Development Team về một User Story đang phát triển.
  4. Trao đổi với một bên liên quan mà không tham dự được buổi Sơ kết Sprint.
  5. Trao đổi với 1 người sử dụng dịch vụ để biết thêm yêu cầu.
  6. Gặp gỡ một bên liên quan để thảo luận về một số điểm cần có trong bản phát hành mới.
  7. Sắp xếp lại Product Backlog.
  8. Làm việc với Scrum Master để cải tiến buổi Sơ kết Sprint tiếp theo.
  9. Cập nhật tiến độ dự án.
  10. Gặp Giám đốc để trao đổi về bản phát hành tiếp theo.
  11. Làm việc với Development Team và Scrum Master về những nợ kỹ thuật xem cách thức và thời điểm xử lý.
  12. Tách User Story lớn.
  13. Thu thập thông tin về sản phẩm với đội vận hành dịch vụ sản phẩm.

Development Team là gì? Development Team làm gì?

Development Team là gì?

  • Development Team là đội ngũ trực tiếp làm ra sản phẩm, bao gồm các chuyên gia có nhiệm vụ chuyển giao phần tăng trưởng có thể chuyển giao được ở cuối mỗi Sprint.
  • Development Team là một nhóm tự tổ chức liên chức năng.

  • Nhóm Phát triển hoạt động hướng vào mục tiêu chung, thay vì hướng vào công việc của từng cá nhân và tuân thủ nguyên tắc giới hạn lượng việc đang làm (Limit WIP – Limit Work-In-Progress).
Nguyên tắc Limit WIP (Nguồn: Digite)

Các vai trò trong Development Team

  • Nhóm Phát triển không có sự phân chia chức danh hay vai trò, tất cả các thành viên đều có vai trò giống nhau.
  • Mỗi thành viên thường có thế mạnh  ở một vài kỹ năng nhất định và những kỹ năng đó góp lại trở thành kỹ năng chung của nhóm chứ không còn là của riêng cá nhân nào.
  •  Tất cả các thành viên đều được gọi chung là Developer và kỹ năng tổng thể của nhóm là phân tích nghiệp vụ, phát triển nội dung, vẽ, thiết kế, lập trình, kiểm thử.

→ Việc xóa bỏ sự phân chia vai trò giúp làm tăng tính sở hữu tập thể, trách nhiệm tập thể và bình đẳng trong công việc.

→ Thúc đẩy việc học tập trong Development Team. Theo thời gian mỗi thành viên sẽ học được những kỹ năng mới ngoài những kỹ năng vốn có của mình.

Nhóm phát triển cần bao nhiêu thành viên là đủ?

  • Nhóm Phát triển vận hành tốt nhất với số lượng thành viên vừa phải, quy định của Scrum là từ 3 đến 9 người. Nhóm quá ít thành viên sẽ dẫn đến khả năng sản xuất nhỏ và có thể thiếu các kỹ năng cần thiết (không liên chức năng), khó để tạo được các phần tăng trưởng hoàn chỉnh đáng kể ở cuối mỗi Sprint.
  • Nhóm có quá nhiều thành viên sẽ làm tăng tính phức tạp trong quản lý, gây khó khăn trong tương tác, giao tiếp, đảm bảo minh bạch và làm giảm tính linh hoạt của nhóm. Nếu dự án lớn cần nhiều người, chúng ta cần chia nhỏ nhóm và sử dụng kỹ thuật Scrum ở quy mô lớn.

Development Team có cần sự ổn định không?

  • Sử dụng mô hình Tuckman, chúng ta có thể thấy Development Team đòi hỏi tính ổn định cao để đạt được năng suất và chất lượng cao nhất trong sản xuất. Điều này sẽ thuận lợi cho các thành viên trong công tác, giao tiếp, tận dụng tối ưu sự đóng góp của mỗi người.
  • Sự ổn định cũng giúp nhóm điều chỉnh các thói quen hoạt động của mình một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Giữ cho nhóm ổn định cũng giúp khả năng tiên lượng khi lập kế hoạch tốt hơn do các yếu tổ như hiệu suất và tốc độ sản xuất của nhóm ổn định. Việc thay đổi thành viên sẽ ảnh hưởng tới năng suất trong ngắn hạn.
Mô hình Tuckman (Nguồn: Saga.vn)

Development Team đóng góp những gì cho sản phẩm?

  • Development Team trực tiếp làm ra sản phẩm.
  • Development Team hiểu biết về sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mới. Ở đó, sản phẩm là cả một quá trình tìm kiếm, thử nghiệm, điều chỉnh mà ngay cả Product Owner và các bên liên quan đều không biết rõ ràng từ trước.
  • Development Team giúp sức cho Product Owner trong việc duy trì Product Backlog, chẳng hạn như công việc ước tính kích thước của các hạng mục, các yêu cầu liên quan đến công nghệ, phụ thuộc giữa các hạng mục,… Đây là các tổ chức có ảnh hưởng lớn đến nội dung của Product Backlog.

Scrum Master là gì? Scrum Master làm gì?

Các vai trò trong Scrum được phân chia một cách rõ ràng. Cụ thể, khi so sánh với nhóm đua thuyền rồng, Scrum Master được so sánh với người giữ nhịp để nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong cả cuộc thi.

Scrum Master là gì?

Khác với Project Manager (PM) giao việc và kiểm soát, Scrum Master là người tạo điều kiện cho Development Team, Tổ chức và Product Owner phối hợp với nhau tạo ra sản phẩm tốt nhất.

Scrum Master là:

  • Lãnh đạo phục vụ
  • Cố vấn
  • Nhân tố thay đổi
  • Người giải quyết vấn đề

Scrum Master làm gì?

Scrum Master phục vụ các đối tượng khác nhau với các công việc khác nhau, các công việc này thay đổi theo các giai đoạn của quá trình phát triển.

Đầu tiên, Scrum Master làm việc với Tổ chức để chuẩn bị và có thể bắt đầu áp dụng Scrum. Đồng thời, Scrum Master tập trung vào việc xây dựng Development Team cùng với huấn luyện, giúp đỡ Product Owner để đưa nhóm đi vào hoạt động. Ở giai đoạn này, các công việc liên quan đến kỹ thuật phát triển chỉ dừng lại ở mức tối thiểu, đảm bảo vẫn hoàn thành được công việc.

Sau đó, Scrum Master có thể tạm thời gác lại những công việc liên quan đến Tổ chức để tập trung vào việc giúp Development Team làm việc ổn định hơn, từng bước nâng cao các kỹ năng của từng cá nhân và của cả Team. Dần dần Scrum Master có thể giới thiệu và hỗ trợ Team áp dụng các kỹ thuật phát triển để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Khi nhóm Scrum đã thực sự ổn định và vận hành tốt, Scrum Master có thể toàn tâm toàn ý để tập trung vào việc tìm kiếm, giới thiệu và hỗ trợ Team áp dụng các kỹ thuật phát triển tốt hơn. Cùng với đó là hoạt động để mở rộng Scrum ra Tổ chức, giao tiếp và trao đổi giữa các nhóm. Hướng đến việc phát triển Scrum bền vững.

Scrum Master phục vụ Development Team

  1. Đào tạo căn bản Scrum trong trường hợp các thành viên chưa biết về khung làm việc này.
  2. Đảm bảo Development Team thực hiện tốt các sự kiện trong Scrum.
  3. Hỗ trợ Development Team tìm kiếm và sử dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ phát triển.
  4. Bảo vệ nhóm phát triển trước những can thiệp từ bên ngoài trong quá trình triển khai 1 Sprint.
  5. Đảm bảo thông tin được minh bạch và thông suốt trong Development Team.
  6. Đảm bảo Development Team có đầy đủ các tài nguyên cần thiết phục vụ sản xuất.
  7. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia bên ngoài khi Development Team gặp trở ngại.

Scrum Master phục vụ tổ chức

  1. Giúp nâng cao nâng cao năng lực Scrum trong tổ chức.
  2. Làm việc với các Scrum Master khác để lập kế hoạch triển khai Scrum trong phạm vi tổ chức, gia tăng hiệu quả của việc áp dụng Scrum trong tổ chức của mình.
  3. Giúp đỡ nhân viên và các bên hữu quan hiểu và sử dụng được Scrum cũng như quy trình phát triển sản phẩm thực nghiệm.
  4. Tạo ra sự thay đổi làm tăng năng suất của Nhóm Scrum.

Scrum Master phục vụ Product Owner

  1. Tìm kiếm các kỹ thuật hiệu quả để quản lý Product Backlog.
  2. Giao tiếp tích cực với Development Team về tầm nhìn, mục đích và các hạng mục của Product Backlog.
  3. Dạy cho Development Team biết cách tạo ra các hạng mục Product Backlog thật rõ ràng và đơn giản.
  4. Hiểu rõ việc lập kế hoạch dài hạn sản phẩm trong một môi trường thực nghiệm.
  5. Hiểu rõ và thực hành sự linh hoạt.
  6. Thúc đẩy các sự kiện Scrum theo yêu cầu hoach khi cần thiết.

Ví dụ công việc 1 ngày của Scrum Master:

  1. Đến văn phòng trước Nhóm phát triển 30 phút để chuẩn bị không gian làm việc, loại bỏ những trở ngại làm họ phân tâm.
  2. Dẫn dắt nhóm họp Scrum hằng ngày.
  3. Giải quyết khó khăn cho một vấn đề được nêu ra trong buổi họp Scrum hằng ngày với quản lý.
  4. Yêu cầu Product Owner phân tách một vài hạng mục to trong Product Backlog thành những hạng mục nhỏ hơn và thêm tiêu chí cấp nhận.
  5. Dạy cho Development Team một kỹ thuật mới.
  6. Thực hiện một hành động cải tiến đã đưa ra ở buổi Cải tiến Sprint trước đó.
  7. Gặp gỡ Product Owner để làm rõ và xem xét lại một số hạng mục trên cùng của Product Backlog.
  8. Trao đổi với chuyên gia về nghiệp vụ sản phẩm
  9. Cập nhật bảng công việc của nhóm
  10. Thảo luận với Product Owner về những nợ kỹ thuật mà do nhóm đã chấp nhận để hoàn thành một hạn chót trước đó.
  11. Ngăn một bên liên quan tới năn nỉ Development Team làm thêm một yêu cầu ngoài kế hoạch.
  12. Xây dựng đề cương để huấn luyện cho một thành viên mới.
  13. Huấn luyện cho một thành viên mới.
  14. Gặp gỡ với nhóm thực hành Scrum.
  15. Học một kỹ thuật mới.
  16. Ghi nhật ký nhóm.

Các vai trò trong Scrum

Scrum là một phương pháp linh hoạt, yêu cầu tình kỷ luật rất cao ở tất cả các vai trò và hoạt động trong suốt quá trình sản xuất. Nhóm và các thành viên hoạt động tự do trong khuôn khổ của các nguyên tắc và các quy tắc đã được thống nhất.

I. Nhóm Scrum là gì?

Cá nhân và sự tương tác qua lại giữa các cá nhân trong nhóm Scrum được đặt lên hàng đầu. Nhóm Scrum gồm 3 vai trò là Product Owner, Development Team và Scrum Master.

Nhóm Scrum có hai đặc điểm quan trọng là tự tổ chức và liên chức năng, cụ thể:

  • Tự tổ chức: Nhóm cùng ra quyết định, cùng tổ chức công việc thông qua bàn bạc, phân công ngang hàng hướng đến mục tiêu chung.
  • Liên chức năng: Nhiều cá nhân với các chuyên môn khác nhau đủ năng lực được kết hợp lại cùng làm việc hướng tới một mục tiêu chung.

II. Scrum Master

Scrum Master là một vai trò then chốt trong nhóm Scrum có trách nhiệm đảm bảo Scrum được vận hành đúng, tuân thủ nguyên tắc, các kỹ thuật và quy tắc Scrum nhằm hướng đến kết quả tốt nhất.

Nguồn: Freepik

Scrum Master là một người duy nhất. Scrum Master không trực tiếp tham gia vào công việc làm ra sản phẩm, nhưng là kết dính để các bên phối hợp với nhau tạo ra sản phẩm tốt. Scrum  Master không phải là quản lý của Nhóm mà là một lãnh đạo theo phong cách phục vụ. Với vai trò là lãnh đạo phục vụ, Scrum Master cung cấp các dịch vị cho Product Owner, Nhóm Phát triển và tổ chức.

III. Product Owner

Product Owner có vai trò chịu trách nhiệm định hướng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của Product Owner là tối ưu hoá giá trị của sản phẩm thông qua việc tận dụng tốt nhất khả năng sản xuất của Development Team. Có thể Product Owner chưa cần biết ngay từ đầu thật cụ thể là sẽ làm những gì, nhưng có hiểu biết sâu sắc tại sao lại xây dựng sản phẩm này.

Nguồn: Freepik

Product Owner là người đại diện duy nhất và chịu trách nhiệm về sản phẩm đang xây dựng. Cụ thể, Product Owner là người duy nhất chịu trách nhiệm quản lý Product Backlog – nơi lưu trữ các hạng mục cần phát triển của sản phẩm và tích cực tham gia vào các cuộc họp của nhóm để cung cấp các thông tin cần thiết, chủ động quản lý một Kế hoạch Phát hành cho sản phẩm.

IV. Development Team

Development Team là đội ngũ trực tiếp làm ra sản phẩm, bao gồm các chuyên gia có nhiệm vụ chuyển giao phần tăng trưởng có thể chuyển giao được ở cuối mỗi Sprint.

Nguồn: Freepik

Development Team vận hành tốt nhất với số lượng thành viên vừa phải, quy định của Scrum là từ 3 đến 9 người. Development Team trong Scrum cũng là một nhóm tự tổ chức liên chức năng. Team được trao quyền để tự định hướng và đưa ra các quyết định liên quan đến công việc sản xuất. Tự tổ chức cũng có nghĩa là nhóm có toàn quyền lựa chọn công cụ, kỹ thuật và cách thức để hoàn thành công việc. Trong quá trình sản xuất, họ tự tiến hành ước lượng, phân bổ, theo dõi, điều tiết công việc theo hình thức tập thể.

Scrum là gì? Tác dụng của Scrum

Để hiểu Scrum là gì? Tác dụng của Scrum như thế nào thì đầu tiên chúng ta cần hiểu mối quan hệ giữa Agile và Scrum.

Agile là gì?

“Agile là triết lý và tất cả những phương pháp phát triển phần mềm, phát triển sản phẩm và quản lý dựa trên triết lý được mô tả trong Tuyên ngôn Agile.” – theo Cẩm nang Scrum

Agile: Tiếp cận tăng trưởng lặp để thích ứng và liên tục chuyển giao giá trị

  • Trước Agile, phần mềm cơ bản được phát triển theo mô hình thác nước (Waterfall), hoặc dựa theo kế hoạch (plan-driven): công việc được làm một cách tuần tự phụ thuộc vào những sắp xếp từ trước. Mô hình này phát huy tác dụng khi xác định được yêu cầu khách hàng ngày từ đầu, có thể sắp xếp công việc trong tương lai và không có sự thay đổi nào.
Mô hình thác nước (Waterfall) truyền thống
  • Công việc tổ chức theo lối Agile được bẻ nhỏ và quản lý dựa trên sự ưu tiên hóa. Những yêu cầu quan trọng hơn sẽ được nhóm đưa vào kế hoạch hành động, làm việc và tạo ra kết quả trong phạm vi một phân đoạn ngắn (Interation, trong Scrum gọi là Sprint) từ 1-4 tuần. Trong khuôn khổ đó, nhóm sẽ tập trung tối đa để chuyển giao giá trị tới khách hàng, cụ thể hơn, sẽ có phần mềm để cho người dùng sử dụng. Kết thúc các phân đoạn đó, các yêu cầu công việc được ưu tiên hóa lại, thay đổi hoặc cập nhật để phù hợp với bối cảnh mới. Sau đó quá trình làm việc lại lặp lại.
Mô hình Scrum (Nguồn: kipalog.com)

Agile Mindset

Agile Mindset mô tả thật ngắn gọn tinh thần chủ đạo của Agile. Một nhóm khi vận dụng các phương pháp hay kỹ thuật Agile (như Scrum, Kanban,…), sẽ cần phải vận dụng các nguyên tắc dẫn đường sau để đạt được hiệu quả cao nhất:

  • Mục tiêu công việc là làm cho khách hàng hài lòng. Mọi hành động nên hướng tới khách hàng, bắt đầu từ khách hàng và xoay quanh khách hàng.
  • Giảm nhỏ phạm vi công việc, trao quyền nhiều hơn, gia tăng tự trị cho các nhóm nhỏ và cá nhân.
  • Dùng dữ liệu thực tiễn (dựa trên bằng chứng) từ các chu trình phản hồi ngắn để ra quyết định và liên tục cải tiến.
  • Tạo dựng văn hóa nuôi dưỡng và phát triển, để mọi cá nhân luôn có cơ hội học hỏi qua thực hành, qua các thử thách, qua những thất bại, để trưởng thành từng ngày.
  • Duy trì khả năng thích nghi cao, chào đón mọi thay đổi và chủ động tạo dựng, cũng như dẫn dắt sự thay đổi để đạt kết quả cuối cùng.

Scrum là gì?

Scrum có liên hệ gì với Agile?

Scrum là một phương pháp Agile (phổ biến nhất) nhưng không phải là Agile. Agile định nghĩa các giá trị cốt lõi và nguyên tắc định hướng, còn Scrum là một trong hàng chục phương pháp cụ thể (như XP, Hybrid, Kanban,…) chia sẻ các nguyên tắc đó.

 Các biến thể của Agile  (Nguồn: gocit.vn)

Vậy, Scrum là gì?

Scrum là khung làm việc để phát triển, chuyển giao và duy trì các sản phẩm phức tạp theo cách thức lặp và tăng trưởng. Quá trình phát triển được thực hiện thông qua các phân đoạn nối tiếp nhau. Khung làm việc Scrum định nghĩa rõ các giá trị cốt lõi, vai trò, sự kiện, tạo tác và quy tắc để gắn kết tất cả thành một thể thống nhất giúp các nhóm làm việc đặt được hiệu quả cao.” – theo tài liệu Hướng dẫn Scrum

Scrum được dùng để làm gì?

Tùy từng tình huống, từng bối cảnh mà các tình huống được thêm vào cho phù hợp nhất.

  • Scrum trong phát triển sản phẩm:  Scrum được sử dụng cho một hoặc nhiều nhóm để thực hiện các công việc như: thiết lập và chia sẻ tầm nhìn của sản phẩm, tìm hiểu thị trường, lập kế hoạch, phân tích và thiết kế sản phẩm, sản xuất, đảm bảo chất lượng, phát triển khách hàng, điều chỉnh và cải tiến sản phẩm,…
  • Scrum trong quản lý dự án: Scrum giúp lập kế hoạch tốt hơn, theo sát tiến độ của dự án, cải thiện giao tiếp với khách hàng, đảm bảo chất lượng và gia tăng độ hài lòng của khách hàng thông qua việc giảm thiểu rủi ro và cung cấp giá trị sớm cho khách hàng.
  • Scrum cho đào tạo: Scrum hữu ích trong việc lập kế hoạch học tập, nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa học sinh – học sinh và học sinh – giáo viên, theo dõi tiến độ học tập, đánh giá năng lực của học sinh thường xuyên,… và đặc biệt là nâng cao động lực học tập và tính cam kết của học sinh thông qua cơ chế trao quyền.
  • Scrum cho quản lý công việc cá nhân: Scrum giúp cho các cá nhân làm tốt việc lập kế hoạch trung và ngắn hạn, đặt mục tiêu tốt cho từng giai đoạn, theo dõi và điều chỉnh tiến độ công việc, thường xuyên cải tiến cách thức làm việc và các công cụ hỗ trợ để tăng năng suất và hiệu quả công việc.

Lợi ích khi dùng Scrum:

  • Độ trực quan cao: Ngay từ đầu, chúng ta đã chuyển giao những phần tăng trưởng hoạt động tốt của sản phẩm một cách liên tục và đều đặn.
  • Giá trị chuyển giao lớn dần theo tiến độ dự án: Scrum tập trung chuyển giao các tính năng hoàn chỉnh của sản phẩm ngay từ đầu. Do đó, ngay trong gia đoạn sản xuất, khách hàng đã nhận được các giá trị.
  • Rủi ro được phát hiện và điều chỉnh từ sớm: Chìa khóa ở đây chính là làm việc lặp và tăng trưởng cùng với sự thanh tra và thích nghi liên tục.
  • Chủ động đón nhận thay đổi: Chúng ta luôn chuẩn bị cho mọi sự phía trước, do đó chi phí cho thay đổi thấp hơn.
  • Chất lượng sản phẩm cao:  Nhóm luôn bàn giao sản phẩm hoàn thành và thực hiện thanh tra.
  • Tối ưu hóa giá trị trên vốn đầu tư (ROI)
  • Tăng độ hài lòng của khách hàng
  • Phát triển bền vững cá nhân và đội nhóm:  Việc nhóm  được tổ chức tạo cơ hội làm việc cùng nhau, qua đó mỗi cá nhân trưởng thành hơn ở rất nhiều yếu tố như: tính chủ động, cam kết, động lực, tri thức và kỹ năng phát triển sản phẩm.

LỄ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC GIỮA SECOMUS & CODEGYM

Sáng ngày 07/01/2021, tại công ty Cổ phần Công nghệ Secomus đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác và tuyển dụng (MoU) giữa hai đơn vị là Secomus và CodeGym. Sự kiện đầu năm mới này là một dấu mốc vô cùng quan trọng, là bước đầu cho quá trình hợp tác lâu dài trong đào tạo – tuyển dụng giữa hai đơn vị. Sau lễ ký kết này, các bạn học viên CodeGym cũng có cơ hội tham quan văn phòng của công ty Cổ phần Công nghệ Secomus để tìm hiểu môi trường làm việc, kinh nghiệm từ các nhân viên của công ty.

Toàn cảnh lễ ký kết

Buổi lễ ký kết được diễn ra tại văn phòng công ty Cổ phần Công nghệ SECOMUS với sự tham dự của anh Phùng Thanh Sơn – Founder, anh Nguyễn Mạnh Tiến – Co-founder và chị Nguyễn Thị Thanh Hải – Giám đốc Marketing. Phía công ty Cổ phần CodeGym có anh Nguyễn Khắc Nhật – Tổng Giám Đốc CodeGym Việt Nam và Đại diện Phòng Đào tạo.

Đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ SECOMUS

Đại diện Công ty Cổ phần CodeGym và các học viên

Sau thời gian bàn bạc và thảo luận về nội dung hợp tác, biên bản hợp tác MoU giữa Công ty Cổ phần Công nghệ SECOMUS và Công ty Cổ phần CodeGym đã được hai bên ký kết. Theo đó, trong quá trình học tập tại CodeGym, học viên sẽ có cơ hội tham dự những buổi tham quan, giao lưu, học hỏi kiến thức thực tế hay thậm chí thực tập/làm việc tại công ty Cổ phần Công nghệ SECOMUS. Đồng thời, CodeGym cũng sẽ là đơn vị cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho SECOMUS.

Ký kết giữa Secomus và CodeGym

Anh Phùng Thanh Sơn (bên trái) nhận quà lưu niệm từ đại diện CodeGym

Sau khi buổi lễ được diễn ra thành công tốt đẹp, đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ Secomus đã dẫn đoàn các học viên của học viện CodeGym tham quan môi trường làm việc. Từ đó, các bạn học viên đã có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn và làm quen với môi trường doanh nghiệp, giao lưu với các nhân viên trong công ty để học hỏi, tích lũy những kinh nghiệm “thực chiến” vô cùng hữu ích để giải quyết những vấn đề sẽ gặp phải sau này.

Đoàn CodeGym tham quan môi trường làm việc của Secomus

Về CodeGym

CodeGym là hệ thống đào tạo lập trình viên dành cho mọi đối tượng từ người mới bắt đầu, sinh viên công nghệ thông tin cho đến các lập trình viên có tay nghề. CodeGym được xây dựng theo mô hình đào tạo lập trình đột phá, giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo để không những đóng góp một số lượng lớn lập trình viên cho ngành mà còn thông qua đó nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng ngành.

CodeGym được phát triển với tầm nhìn trở thành hệ thống đào tạo lập trình viên hiện đại hàng đầu khu vực, là chủ lực cung cấp nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp, góp phần nâng tầm phát triển ngành phần mềm Việt Nam, tiến kịp tiêu chuẩn quốc tế.

Hiện tại, SECOMUS đang tuyển dụng nhiều vị trí:

  1. PHP/React.JS Intern
  2. Junior PHP/Laravel Developer
  3. Senior PHP/Laravel Developer
  4. Senior PHP/React.JS Developer